Trẻ 2 tuổi đổ mồ hôi khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Đổ mồ hôi khi ngủ là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi đổ mồ hôi khi ngủ
Ở trẻ nhỏ sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn, đổ mồ hôi khi ngủ là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang tự điều chỉnh thân nhiệt để cảm thấy thoải mái hơn. Thông thường bé đổ mồ hôi khi ngủ không đáng lo ngại, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ đồ mồ hôi khi ngủ:
Hệ thần kinh chưa hoàn thiện: Ở độ tuổi lên 2, cơ chế điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Điều này có nghĩa là cơ thể bé chưa thể tự điều chỉnh nhiệt độ một cách hiệu quả như người lớn. Khi ngủ, cơ thể bé có thể quá nóng do sự hoạt động mạnh mẽ của các cơ quan bên trong, dẫn đến việc đổ mồ hôi.
Cơ thể bé chưa tự điều chỉnh được nhiệt độ như người lớn nên thường đổ mồ hôi trộm khi ngủ
Môi trường ngủ: Không gian phòng khí quá bí bách hoặc chăn gối quá dày, không có sự thoát hơi ẩm khiến trẻ đổ mồ hôi. Điều này thường xuất phát từ tâm lý e ngại bé bị thốc gió, bị lạnh khi ngủ, đặc biệt là ở giai đoạn sơ sinh.
Chế độ dinh dưỡng: Thiếu Vitamin D và ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Việc các cơ quan phải làm việc nhiều hơn trong giấc ngủ để cố gắng xử lý, chuyển hóa thức ăn, dinh dưỡng tích tụ trong ngày khiến cho bé dễ đổ mồ hôi, ngủ không ngon, sâu giấc.
Các bệnh lý: Các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, viêm họng... có thể gây ra tình trạng sốt và đổ mồ hôi ở trẻ. Một số bệnh lý về chuyển hóa cũng có thể gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở trẻ.
Cách khắc phục tình trạng trẻ đổ mồ hôi khi ngủ
Điều chỉnh môi trường phòng ngủ
Một môi trường ngủ lý tưởng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và hạn chế tình trạng đổ mồ hôi. Nhiệt độ phòng lý tưởng cho trẻ nhỏ khi ngủ nên nằm trong khoảng 24-26°C. Bố mẹ có thể dùng quạt hoặc điều hòa để giữ cho không gian mát mẻ. Phòng ngủ cần thoáng khí, không bị ngột ngạt. Nếu cần, hãy mở cửa sổ hoặc sử dụng máy lọc không khí để đảm bảo không gian trong lành.
Sử dụng bộ chăn ga gối có khả năng thoáng khí
Khi chọn đồ giường cho bé hay đổ mồ hôi, điều quan trọng là phải ưu tiên các loại vải thoáng khí cho phép luồng không khí lưu thông thích hợp. Bộ chăn gối Milo & Gabby được thiết kế với chất liệu thoáng khí và khả năng hút ẩm tuyệt vời, giúp giữ cho không gian ngủ của bé luôn khô ráo. Ruột gối mesh của Milo & Gabby là một giải pháp lý tưởng được nghiên cứu riêng cho trẻ có cơ địa dễ đổ mồ hôi. Với chất liệu thoáng khí, khô nhanh cùng tính năng kháng khuẩn vượt trội, gối ruột mesh của Milo & Gabby giúp hơi ẩm không bị đọng trong sợi bông để gối luôn khô ráo, đồng thời, giúp hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn gây hại để bé luôn cảm thấy thoải mái.
Sử dụng gối có chất liệu thoáng khí là giải pháp để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt trước khi ngủ
Để bé có giấc ngủ sâu và không bị đổ mồ hôi nhiều, bố mẹ cần tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh trước khi đi ngủ. Tránh cho bé chơi đùa quá nhiều hoặc hoạt động mạnh trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ. Thay vào đó, hãy cho bé làm những hoạt động nhẹ nhàng như nghe kể chuyện, đọc sách, hoặc vẽ tranh để thư giãn. Thiết lập giờ ngủ cố định cho bé để tạo nếp sinh hoạt đều đặn và ổn định cho cơ thể bé. Điều này giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không bị gián đoạn.
Đảm bảo bé được bổ sung đủ dưỡng chất
Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể bé hoạt động tốt hơn và hạn chế tình trạng đổ mồ hôi. Nếu bé bị thiếu vitamin D, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng thêm các loại vitamin D bổ sung dưới dạng siro hoặc viên uống, kết hợp với việc tắm nắng thường xuyên. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối giữa các nhóm chất đạm, đường, béo và vitamin sẽ giúp bé có sức khỏe tốt và hệ miễn dịch mạnh mẽ.
Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Nếu tình trạng đổ mồ hôi của bé diễn ra quá thường xuyên và có dấu hiệu bất thường (như mồ hôi lạnh, kèm theo khó thở hoặc mất ngủ), bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu tình trạng đổ mồ hôi đi kèm khó thở hoặc mất ngủ, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa
Kết luận
Đổ mồ hôi khi ngủ ở trẻ 2 tuổi là một tình trạng khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm. Chỉ với những sự thay đổi nhỏ trong sinh hoạt sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này. Tuy nhiên, nếu trẻ đồ mồ hôi kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và tư vấn.