Thương hiệu chăn ga gối quốc dân bán chạy số 1 Hàn Quốc
milogabby

Cách giặt ruột gối bông bị ố vàng hiệu quả

Huế Monday, 26 August, 2024

Với các phương pháp vệ sinh gối và bảo quản đúng cách, mẹ không chỉ giữ cho ruột gối của bé luôn sạch sẽ mà còn bảo vệ sức khỏe của bé khỏi những tác nhân gây hại.

Ruột gối bông là vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, ruột gối bông có thể bị ố vàng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự thoải mái của trẻ. Dưới đây là một số thông tin về ảnh hưởng của ruột gối bông bị ố vàng với sức khỏe của trẻ và hướng dẫn vệ sinh gối sao cho hiệu quả.

Thời gian bé tiếp xúc và sử dụng gối khá nhiều, do vậy, vệ sinh và giữ sạch gối là việc rất quan trọng

Ruột gối bông bị ố vàng ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của trẻ

Ruột gối bông bị ố vàng không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe của trẻ:

  • Tích tụ vi khuẩn và nấm mốc: Ruột gối bị ố vàng có thể là nguyên nhân của việc tích tụ mồ hôi từ da đầu hay mạt, bụi, vi khuẩn sau một thời gian sử dụng. Những vi khuẩn và nấm mốc này có thể gây ra các bệnh về hô hấp và da liễu cho trẻ, đặc biệt là với những bé có làn da nhạy cảm.

  • Gây dị ứng và kích ứng da: Trẻ nhỏ, với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện rất dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với vi khuẩn và chất bẩn từ ruột gối do thời gian tiếp xúc, sử dụng gối khá nhiều. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như mẩn ngứa, viêm da thậm chí là viêm mũi dị ứng ở trẻ.

  • Giảm chất lượng giấc ngủ: Gối bông bị ố vàng thường kèm theo mùi khó chịu, khiến trẻ không thoải mái và ngủ thường không ngon giấc. Nguyên nhân này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Để tránh vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển và gây hại cho bé, mẹ nên lưu ý phơi khô hoặc sấy khô hoàn toàn ruột gối bông trước khi sử dụng

Cách hiệu quả để giặt ruột gối bông bị ố vàng

Để loại bỏ các vết ố vàng trên ruột gối bông, mẹ có thể áp dụng phương pháp giặt hiệu quả sau đây:

  • Sử dụng baking soda và giấm trắng: Đây là một phương pháp tự nhiên và an toàn, đặc biệt phù hợp với sức khỏe trẻ nhỏ. Mẹ chỉ cần hòa tan một nửa cốc baking soda và một cốc giấm trắng trong nước ấm, sau đó ngâm ruột gối trong hỗn hợp này khoảng 30 phút trước khi giặt. Baking soda có tác dụng khử mùi và làm sáng, trong khi giấm trắng giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc.

  • Dùng xà phòng dịu nhẹ: Sau khi ngâm, mẹ nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không chứa hương liệu mạnh và chất hóa học gây hại để giặt ruột gối bông. Có thể thêm một ít nước cốt chanh vào nước giặt để tăng cường khả năng tẩy trắng và khử mùi.

  • Giặt bằng tay hoặc máy giặt ở chế độ nhẹ: Để tránh làm hỏng cấu trúc của ruột gối, mẹ nên giặt bằng tay hoặc sử dụng túi giặt và giặt máy ở chế độ nhẹ. Sau khi giặt, mẹ có thể chọn chế độ vắt khô ở mức độ thấp nhất để đảm bảo ruột gối không bị biến dạng.

  • Phơi khô hoặc sấy khô đến khi hết ẩm hoàn toàn mới sử dụng: Để tránh vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển và gây hại cho bé, mẹ nên lưu ý phơi khô hoặc sấy khô hoàn toàn ruột gối bông trước khi sử dụng.

Những trẻ có cơ địa dễ đổ mồ hôi hoặc thời tiết nóng ẩm, mẹ nên lưu ý chọn các sản phẩm gối có khả năng thấm hút, hấp thụ hơi ẩm tốt để trẻ luôn vui, khỏe

Lưu ý bảo quản ruột gối bông để tránh bị ố vàng

Để ruột gối bông luôn sạch sẽ và tránh bị ố vàng, mẹ cần lưu ý:

  • Lưu ý chọn gối theo cơ địa hoặc tình trạng sức khỏe của trẻ: Đối với những trẻ có cơ địa dễ đổ mồ hôi hoặc thời tiết nóng ẩm, mẹ nên lưu ý chọn các sản phẩm gối có khả năng thấm hút, hấp thụ hơi ẩm tốt. Trong trường hợp bé có làn da nhạy cảm thì những chiếc gối có bề mặt mềm mại và dễ chịu như gối Milo & Gabby nên là ưu tiên hàng đầu. 

  • Thay vỏ gối thường xuyên: Mẹ nên định kỳ thay và vệ sinh vỏ gối ít nhất một lần mỗi tuần. Việc làm này giúp ngăn ngừa mồ hôi và vi khuẩn tích tụ, gây ố vàng ruột gối.

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát: Để tránh tình trạng ẩm mốc, mẹ nên bảo quản ruột gối ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để gối ở nơi có độ ẩm cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài, vì điều này có thể làm gối bị phai màu và ảnh hưởng tới cấu trúc ruột bông.

  • Định kỳ giặt ruột gối: Để đảm bảo vệ sinh và độ bền của ruột gối, mẹ nên giặt định kỳ khoảng 2-3 tháng một lần hoặc ngay khi thấy dấu hiệu bẩn, ố vàng.

Với các phương pháp vệ sinh gối và bảo quản đúng cách, mẹ không chỉ giữ cho ruột gối của bé luôn sạch sẽ mà còn bảo vệ sức khỏe của bé khỏi những tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ thương hiệu uy tín như gối Milo & Gabby hay theo cơ địa, tình trạng sức khỏe của bé cũng là một cách hiệu quả để đảm bảo bé được bảo vệ tối đa.

 

Bạn đang xem: Cách giặt ruột gối bông bị ố vàng hiệu quả
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh sách so sánh

Giỏ hàng