Lỗi giao diện: file 'snippets/evo-article-amp.bwt' không được tìm thấy
Trang chủ Liên hệ

Giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển não bộ của trẻ?

Nguyễn Thị Lệ Xuân 26/10/2024

Trong những năm đầu đời, khi não bộ của trẻ đang phát triển mạnh mẽ, ngủ chính là thời điểm vàng để não bộ củng cố các kết nối thần kinh, học hỏi và phát triển. Cùng tìm hiểu chi tiết vai trò của giấc ngủ với sự phát triển của não bộ ở trẻ trong bài viết dưới đây.

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ

Củng cố các kết nối thần kinh

Não bộ của trẻ nhỏ phát triển mạnh nhất trong những năm đầu đời, đặc biệt là từ 0 đến 3 tuổi. Trong thời gian này, hàng tỷ kết nối thần kinh mới được hình thành và củng cố. Giấc ngủ sâu và đủ giấc giúp não bộ trẻ xử lý, tổ chức lại thông tin đã tiếp thu trong ngày, tạo nền tảng cho khả năng ghi nhớ, học tập và phát triển trí tuệ của trẻ.

Giấc ngủ củng cố các kết nối thần kinh ở trẻ

Sản xuất hormone tăng trưởng

Trẻ nhỏ sản xuất hormone tăng trưởng chủ yếu trong khi ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn ngủ sâu. Hormone tăng trưởng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển cơ thể của trẻ, bao gồm sự phát triển của xương, cơ và các mô. Vì vậy, ngủ đủ giấc là 1 trong những điều tiên quyết giúp trẻ phát triển chiều cao và thể chất.

Điều hòa cảm xúc

Trẻ được ngủ ngon và đủ giấc thường có khả năng đối phó tốt hơn với các thay đổi môi trường hay tình huống căng thẳng. Một giấc ngủ ngon giúp não bộ trẻ sản xuất các hormone như serotonin và dopamine – các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến cảm giác hạnh phúc và sự hài lòng. Điều này giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, tích cực hơn trong các hoạt động hàng ngày.

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Khi ngủ, cơ thể trẻ tăng cường sản xuất các cytokine - protein hỗ trợ miễn dịch chống lại nhiễm trùng và viêm. Giai đoạn ngủ sâu vào ban đêm đặc biệt quan trọng vì đây là thời điểm các cytokines được sản xuất nhiều nhất, giúp cơ thể trẻ nhanh chóng phục hồi và tái tạo. Việc đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi đêm giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, phục hồi và phát triển tốt hơn, ít bị ốm vặt.

Ảnh hưởng của thiếu ngủ đến sự phát triển não bộ của trẻ

Thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ giảm khả năng học tập và ghi nhớ

Trẻ thiếu ngủ thường giảm khả năng học tập và ghi nhớ. Não bộ lúc này không có đủ thời gian để củng cố và xử lý thông tin mới, dẫn đến việc ghi nhớ và học tập trở nên kém hiệu quả. Bên cạnh đó, trẻ có thể trở nên cáu kỉnh, bướng bỉnh, khó kiểm soát cảm xúc. Thiếu ngủ cũng làm giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ thiếu ngủ có nguy cơ cao mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch khi trưởng thành.

Làm thế nào để đảm bảo giấc ngủ chất lượng cho trẻ?

Để đảm bảo trẻ có giấc ngủ chất lượng, cha mẹ nên tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như:

Cho trẻ sử dụng bộ chăn gối chất lượng giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn

Kết luận

Để trẻ được phát triển tốt nhất về não bộ, thể chất và chiều cao ba mẹ cần để trẻ được ngủ đủ và đúng. Ba mẹ cần tạo môi trường hoàn hảo nhất để bé có thể thư giãn và thoải mái với giấc ngủ của mình. 

Bài viết liên quan